CÁN BỘ , CÔNG CHỨC UBND XÃ SÔNG PHAN THAM DỰ TẬP HUẤN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ KỸ NĂNG SỐ NĂM 2024
Thực hiện Thông
báo số 501/TB-UBND ngày 09/8/2024 của UBND huyện về việc tập
huấn công tác CCHC, chuyển đổi số và kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động năm 2024.
Ngày 04/9/2024
UBND huyện Hàm Tân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn công tác CCHC, chuyển
đổi số và kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa
bàn huyện năm 2024. Về phía xã Sông Phan gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã
và toàn thể công chức UBND xã đã tham dự đầy đủ theo yêu cầu của UBND huyện tại
02 lớp tập huấn.
Tại Hội nghị cán
bộ, công chức đã được nghe đồng chí Võ Duy Phong –Trưởng Phòng Bưu chính Viễn
thông và Công nghệ thông tin Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Thuận đã truyền
đạt những nội dung cơ bản gồm:
1. Kết quả nổi
bật công tác chuyển đổi số 06 tháng đầu năm 2024: tỷ lệ DVC toàn trình cả nước
42%, bộ ngành 61%, địa phương 17%; Kinh tế số 22,4% và tỷ trọng kinh tế số
trong GDP ước đạt 18,3%; Kinh tế số ICT doanh thu khu vực CNTT tăng trưởng 26%
so với cùng kỳ năm 2023; Giao dịch bán lẻ trực tuyến tăng doanh số trên sàn
giao dịch bán lẻ trực tuyến là 80% so với cùng kỳ năm 2023; Doanh nghiệp công
nghệ số tăng 8%....
+ Phát triển giữ
liệu số về dân cư xác thực được hơn 97,6 triệu thông tin nhân khẩu trong
CSDLBHXH; làm sạch 13.366 dữ liệu người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng
khoán; làm sạch 34,9 triệu dữ liệu giấy phép lái xe (đạt 96,4% cho Bộ GTVT);
Làm sạch 861.835 hồ sơ CBCC (đạt tỷ lệ 88,86% cho Bộ Nội vụ; Làm sạch hơn 110,2
triệu dữ liệu thuê bao di động….
+ Phát triển
Chính phủ số, cung cấp dịch vụ công trên cổng DVC quốc gia đạt 16,4 triệu tài
khoản tăng 4,8 triệu tài khoản só với năm 2023; hơn 13,9 triệu hồ sơ được thực
hiện trên cổng DVC và 7,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn
4.620 tỷ đồng; 4.510 dịch vụ được cung cấp (chiếm 71,7% tổng số 6.287 TTHC).
2. Khái quát về
Chuyển đổi số theo Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình
Thuận (khoá XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 03
nội dung: Chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là phát triển chính quyền
số, kinh tế số, đổi mới căn bản toàn diện về phương pháp các hình thức hoạt động
lãnh đạo của hệ thống chính trị, quản trị nhà nước, doanh nghiệp và phương thức
sống, làm việc của người dân thông qua chuyển đổi số; Phát triển kinh tế số góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn; Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh
Bình Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Nghị quyết đưa
ra 06 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Xây dựng phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, hình thành kho dữ liệu chung của tỉnh; Triển khai hoàn thành và đưa vào sử dụng IOC, phục vụ
công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành; Hoàn thiện chính sách nhằm tạo thuận lợi,
thúc đẩy chuyển đổi số, thu hút các doanh nghiệp chuyển đổi số hoạt động tại tỉnh;
Xây dựng và phát triển nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước, phục vụ
người dân và doanh nghiệp; Rà soát nâng cấp đầu tư trang thiết bị CNTT đảm bảo
yêu cầu xử lý công việc trên môi trường số, phát triển hạ tầng viễn thông, thiết
bị thông minh cá nhân; Tiếp tục tuyên truyền đổi mới phương pháp, nâng cao nhận
thức về chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức bằng nhiều
hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
Hội nghị cũng đã
dành thời gian thảo luận để cán bộ, công chức các địa phương có những câu hỏi
yêu cầu báo cáo viên giải đáp làm rõ những nội dung vướng mắc khó khăn của địa
phương trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và kỹ năng
số cho cán bộ, công chức viên chức.
Qua buổi tập huấn
và thảo luận các học viên đã tiếp thu, nắm rõ hơn những nội dung cơ bản trong
thực hiện cải cách hành chính mà các báo cáo viên truyền đạt cũng như giải đáp
những thắc mắc khó khăn tại phần thảo luận để áp dụng vào thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ chuyên môn nhằm phục vụ công dân ngày càng thuận lợi, đơn giản hoá thủ tục
hành chính góp phần nâng cao chất lượng chuyển đổi số tại địa phương.
Kết luận Hội
nghị đồng chí Võ Duy Phong – lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình
Thuận yêu cầu các học viên qua buổi tập huấn này cần tiếp thu những kiến thức
đã được truyền đạt, hướng dẫn cũng như thường xuyên nghiên cứu tài liệu tập huấn,
bám sát nhiệm vụ chuyên môn để tiếp tục quan tâm, nâng cao hơn nữa từ công tác
chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số và
kỹ năng số đạt hiệu quả, chất lượng theo theo Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khoá XIV), phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận
nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Lương Thị Phương Thảo